TRUYỆN KỂ VỀ MẸ - TẬP 1 (Trang 18)
110. Ở trở lại Cô Adèle Dubois 35 tuổi, bị bệnh phổi, lao xương sống nặng không thể đi nổi, cửu tử nhất sinh. Sau hai năm liệt giường, cô được đem từ Plechatel ở Bretagne tới Lộ Đức, năm đó là năm 1928. Ngày 22-9 năm ấy, cô đã được lành bệnh và trở về Plechatel. Chính bác sĩ Caron đã tận tâm săn sóc cho cô trong suốt cuộc hành trình. Bác sĩ đã bỏ đạo từ thuở thanh xuân, hiện bấy giờ coi như vô thần. Khi thấy cô lành bẹenh cách lạ mà chính bác sĩ đã mục kích, đã xem xét kỹ lưỡng ngày 21 – 10 – 1928 và đã tuyên bố: “Tôi ký tên dưới đây là bác sĩ Felicien Caron, bác sĩ chuyên khoa và xin tuyên bố rắng: việc cô Adèle Dubois lành bệnh cách la thật là do ơn siêu nhiên, đối với tôi thật là phép lạ cả thể đã thức tỉnh tôi, làm cho Đức Tin của tôi đã chết được hồi sinh. Tôi đã bỏ đạo 43 năm trời rồi, bây giờ tôi xin trở về với Thiên Chúa và sung sướng vô cùng là sẽ được lên bàn rước lễ để rước lấy Thiên Chúa của tôi.” Để làm chứng lời mình nói, bác sĩ đã cho khắc một tấm bảng ghi ơn Đức Mẹ đã chữa lành cho cô Adèle Dubois và treo ở Lộ Đức, đồng thời cũng ghi ơn Mẹ đã đem bác sĩ trở về với Chúa, bảng đó đã được treo ngày 4 – 11 – 1928 với câu này: “Ngày lần con cám ơn Đức Mẹ Lộ Đức.” 111. Giám mục bội phản Talleeyrand, trước là linh mục, sau lên chức Giám mục thời cách mạng Phép, ông được vua Napôlêon tin dùng đưa lên làm Bộ trưởng bộ ngoại giao, Taleeyrand đã trở nên một kẻ phản bội lương tâm, phản bội Thiên Chúa, phản bội nhà vua, phản bội lời tuyên khấn và Giáo hội nữa. Chính nhà vua cũng đã có lần nói về Talleeyrand, “Con người luôn luôn phản bội.” Nhưng đối với Đức Mẹ Maria thì trái lại, xem ra ông ít phản bội hơn. Theo lời người cháu của ông làm chứng mãi cho đến ngày về già, ông còn năng đọc kinh Lạy Nữ Vương và sau khi ông chết, người ta còn tìm tháy trên xác ông một mẫu ảnh đã sờn rách với hàng chữ: “Mẹ là nơi ẩn náu các tội nhân xin cầu cho chúng con.” Chắc chắn nhờ lòng sùng kính Đức Mẹ đã đem lại cho ông một cái chết tốt lành. Ông đã xưng tội, rước lễ, chịu các phép cuối cùng và xin với cha Dupanloup cất hết mọi gương mù cho ông. 112. Quật ngã Tờ báo L’Echo de Lourdes năm 1918 tường thuật câu chuyện sau đây: một người vô thần đồng ý dẫn một thiếu bất toại cả tứ chi đến Lộ Đức. Hắn nói, “Nếu tôi thấy co ta lành bệnh, nếu tôi thấy cô ta chỗi dạy, tôi sẽ theo đạo Công giáo. Nhưng tôi chắc chắn sẽ không xảy ra như thế, tôi không tin như thế.” Cô bé được đưa tới bể tắm. Cha Bailly lúc ấy kêu lớn, “Hỡi anh chị em, có ai trong anh chị em sẵn sàng hy sinh để cứu một linh hồn đang cứng lòng không? Có người nào chấp nhận bệnh hoạn vì Chúa đến chết để linh hồn kia được cứu rỗi không? Một bệnh nhân chống nạng đến thưa: “Con xin tình nguyện” Một bà mẹ bồng cao đưa con câm điếc nói, “Thưa cha, cha hãy dâng đứa trẻ này cho Đức mẹ để người bất hạnh kia được trở lại.” Ngay lúc đó cô bé bất toại nhảy ra khỏi bể tắm, hoàn toàn lanh bệnh. Con nguouwgi vô thần vội quì kêu lên: “Lạy Chúa con tin, xin Chúa tha tội cho con.” 113. Nhiệm vụ thương xót Trong sách mặc khải của Thánh Nữ Brigita có kể một chuyện đáng chú ý về lòng thương xót của Đức Mẹ khi các linh hồn ra trước tòa phán xét. Đây là những nét chính: Ma quỉ đem đến trước tòa Chúa phán xét một linh hồn hiệp sĩ, linh hồn này rất run sợ, quỉ nói: Đây là con mồi mà Thiên Chúa hộ thủ và tôi đã tranh dành nhau từ lâu, nhưng sau cùng nó đã rơi vào tay tôi. Những tội lỗi nó tôi đã viết kính bảy cuốc sổ, mỗi cuốn ba cột, mỗi cột ít nhất phải có một nghìn chữ. Nói rồi quỉ mở hai mươi mốt cột sổ, đếm những tội mà hiệp sĩ đó phạm đến lề luật Chúa. Khi hắn đã đếm xong, Mẹ Tình Thương bước đến gần tòa Chúa thưa: Hỡi Con của Mẹ, Mẹ xin tranh luận với ma quỉ để minh định cho những lỗi nó tố cáo linh hồn này: Chúa trả lời: Thưa Mẹ yêu dấu, quỉ dữ cũng được sự công bằng, có lẽ nào Mẹ là Mẹ, là Nữ Vương các Thiên Thần lại không được? Mẹ thần thế và thấy được mọi sự nơi con. Mẹ cứ nói để loài người biết tình Con yêu thương chúng. Mẹ Maria liền phán với ma quỉ: Ta là chủ mày, Ta truyền cho mày phải trả lời 3 câu hỏi: Mày có xem tháy hết mọi tư tưởng của người ta không? Thưa không, tôi chỉ căn cứ vào bên ngoài mà đoán xem nó có ưng theo những ý xấu tôi khêu gợi hay không thôi, còn những ý lành của nó tôi không biết. Ai xóa được những điều mày đã ghi trong sổ? Chi có tình thương của Chúa. Có tội nhân nào tuyệt vọng đến nỗi khi còn sống ở thế gian mà không thể xin được ơn tha thứ không? Không, không một người nào. Tội nhân nào muốn cải tại và được Chúa thương thì hết mọi quỉ hỏa ngục cũng không thể cầm giữ nó trong dò lưới của mình. Nghe những câu trả lời đó, Mẹ Tình thương (Trong mạc khải thánh Brigita Đức Mẹ tự xưng mình bằng tước hiệu đó) mới giải thích cho cử tọa hiểu rằng, hiệp sĩ này lúc gần chết đã ngước nhìn lên Mẹ, nài xin Mẹ biện hộ cho trước tòa Chúa và hứa nếu Chúa còn cho sống ở trần gian, anh ta sẽ sống một đời ăn năn cải thiện. Mẹ nói: Vậy thì Ta là Mẹ Tình Thương, Ta lại không nghe lời người này cầu xin ư? Quỉ đáp: Hắn có thiện chí trở lại hay không, tôi không biết. Xin hãy chứng minh cho tôi. Thằng khốn kiếp mày không đáng Ta trả lời: nhưng để nhiều người được ích lợi, Ta bằng lòng chứng minh. Mày hãy mở cuốn sổ của mày ra và nói cho Ta biết sau khi mày đọc nó. Quỉ mở sổ ra xem rồi tru trếu nói cách tục tằn: Sổ tôi bị xóa sạch rồi, không còn qua một vết nhỏ. Khốn thân tôi! Tai hại cho tôi. Bà lừa dối tôi. Quan án chí công đã ca ngợi Mẹ và Mẹ đã cứu được linh hồn đó. Quỉ quên lên: Tôi thua cuộc, nhưng linh hồn này còn nhơ nhớp. Chúa cho phép tôi được giam giữ nó bao lâu để nó đền tội nó? Chúa phán: Nó đã dùng thị giác, thính giác, và xúc giác mà phạm tội thì nó phải phạt bởi ba giác quan đó, mỗi giác quan 3 khổ hình. Nó lại muốn sống ở thế gian này cho đến tận thế, nên nó phải gia hình đến tận thế. Đức Mẹ lại đến can thiệp: Chúa trả lời: Con không chối Mẹ điều gì cả, Mẹ là Mẹ Tình Thương, mọi người đều được thương xót, yên ủi kia mà. Thế là Nữ Trạng Sư khoan hậu lần lượt nhắt lại những việc hiệp sĩ đó lúc còn sống đã làm để dâng kính Mẹ, liền đó Mẹ đã xin được ân giám một phần ba hình phạt cho hiệp sĩ đó, là không phải trông thấy bộ mặt nhem nhuốc của ma quỉ, không phải chịu nghe những lời nhục mà nó lăng mạ và không phải chịu rét buốt lanh lẽo vì khi còn sống ở trần gian đã nguội lạnh ơ hờ. 114. Tướng cướp Một linh mục thông thái Dòng Tên, người Neapoli, cha Julio Recupito, năm 1664 đã xuất bản một cuốn sách rất giá trị về những dấu hiệu ơn tiền định. Cuối sách, Ngài viết cầu truyện sau đây để chấm hết cho tác phẩm ngài. Tôi không thể im lặng, không thể làm ngơ mà không thể kỷ ra đây một câu chuyện mới xẩy ra, mà vị Giám mục thận trọng, đáng tin cậy đã kể lại và chính ngài đã xác nhận sự đúng đắn của nó. Mấy năm nay có một tướng cướp quen làm nghề trong vùng phụ cận một thành phố danh tiếng ở nước Ý, trong quyền cai quản của ngài. Một hôm, bọn đồng đảng dẫn về cho hắn một thiếu nữ rất nhan sắc. Thiếu nữ nài xin hắn thiết tha rằng vì lòng yêu mến Đức Mẹ Maria xin đừng làm nhục danh tiết mình. Một tàn lửa vô hình của lòng tôn sùng Đức Mẹ còn sót lại trong đáy hồn tên cướp đã chiến thắng dục vọng đê hèn của hắn. Không những hắn ưng nhạn lời thiếu nữ nài xin mà còn muốn tránh cho nàng khỏi bị đồng đảng làm đê nhục, đã dẫn nàng an toàn ra khỏi khu vực ấy, lại xin nàng cầu nguyện với Đức Mẹ Maria mà nàng thiết tha yêu mến ấy cho mình nữa. Đêm hôm ấy tướng cướp đang ngủ, hắn thấy một vị Nữ Hoàng vẻ mặt uy nghi, hiện đến, nhìn hắn một cách rất hiền từ và nói: Hôm qua, con đã làm một việc gì yêu mến Ta, việc ấy đẹp lòng Ta lắm, Ta sẽ nhớ đến con. Hắn thức dạy, coi việc đó là một giấc mơ không đáng để ý, bèn quên bẵng. Ít lâu sau, hắn bị bắt giam. Đêm trước ngày hắn bị hành hình, vị Nữ Hoàng uy linh lần trước lại hiện ra khi hắn ngủ và nói: Con có biết Ta không? Hắn trả lời rằng đã có một lần trông thấy một người giống hệt như thế. Nữ Hoàng nhắc lại câu đã nói với hắn lần trước và thêm rằng: Ta là Maria Nữ Vương trời đất, vì lòng yêu mến Ta mà con đã tôn trọng người thiếu nữ đã tận hiến cho Ta, Ta đến thưởng con vì hành động đó: sau khi con bị hành quyết, Ta sẽ đem con vào nơi vĩnh phúc. Việc lạ lùng ấy làm tên cướp tỉnh dạy, ơn thánh đang hoạt động trong mình hắn, hắn lấy làm vững tin rằng Đức Nữ Vương trên trời đã hiện ra với hắn và hứa cho hắn được rỗi linh hồn. Thế là người ta thấy hắn run lên vì được sung sướng, hắn xin được cấp tốc đem ra xử vì hắn biết đó chính là con đường lên nơi hằng sống. Cùng một lúc, hắn có hai bản tính khác nhau, một đau đớn thống thiết và một vui mừng khôn tả: vì một đàng hắn tỏ ra đau đớn chua xót vì các tội đã phạm, một đàng phần thưởng sắp được làm hắn say sưa một niềm vui khôn sánh. Người ta nói đó 1 đấng tử đạo bay đến pháp trường, chứ không phải là một tướng cướp bị điệu đi xử tử; hình phát đã trở thành chiến thắng cho hắn vậy. Hắn tỏ với cha giải tội duyên cớ đau đớn và vui mừng khác lạ ấy, bằng lòng cho cha tỏ ra với mọi người. Ngay trên bậc giảo hình đài, cha đã kể lại truyện đó. Toàn dân cảm tạ đón nhận tin vui này, họ sung sướng tràn nước mắt, đua nhau tung hô tình thương siêu vời của Mẹ Maria. Trong lúc đó xác tướng cướp treo cao trên giảo đài, nhưng tỏ ra một nép đẹp rất bình tĩnh đến cảm động. Mẹ Maria thường ưu đãi như vậy với những tội nhân có một vài tâm tình yêu mến Mẹ đặc biệt, giống như thánh Anselmô, cha Thomas Cotipre và cha Pelbart đã làm chứng.
Trong cuộc tấn công vào Golssborough thuộc tiểu bang Caroline do tướng Soster chỉ huy, một quân nhân trẻ bị trúng đạn, đồng đội coi như anh đã chết, bỏ lại chiến trường. Anh không nói được, nhưng còn biết rõ tình trạng mình. Xa xa nghe như có tiếng chân đội cứu thương đi cấp cứu, anh thầm thĩ: Lạy Mẹ Chúa Trời, con đang mắc tội trọng, xin Mẹ đừng để con chết không được gặp linh mục. Như đáp lại nguyện vọng của anh, đội cứu thương tới nơi anh nằm. Nhưng thấy anh gần tắt thở, họ nói dửng dưng: Thôi, ăn thua gì nữa mà cứu hắn, chưa đem về đến cơ quan là đã ngỏm rồi ấy mà. Anh ta nghe thấy rõ ràng. Nhưng họ bỏ anh lại đó, tiếp tục tìm các thương binh khác. Thấy bị loài người bỏ rơi, anh thiết tha nài xin Mẹ đừng để anh mang tội mà chết. Đội ý tá đã đi khá xa thì một người còn có lòng nhân đạo hơn cả bọn, nói với đồng đội. Phải trở lại cứu anh ta chứ. Để một người chết mà không hết cách cứu chữa, tôi không đành. Y tá đó trở lại với mấy người nữa, lúc tới gần người lích bị thương họ thấy anh ta còn đủ sức để nói được câu: Vì lòng mến Chúa xin đem tồi về với. Họ đặt anh lên băng ca, đem về cơ quan, ở đó có nhiều thương binh khác cũng đang hấp hối. Khi tìm được hết thương binh, họ đem cả về quân ý viện Newbern do các bà dòng De la Merci săn sóc. Trong cuộc hành trình đằng đẵng gần ba ngày ấy, lớp người xấu số lại bị tăng thêm đau khổ vì mang nỗi mệt nhọc. Nhưng rồi họ cũng được nghỉ ngơi và săn sóc chu đáo. Bác sĩ thăm bệnh, nhìn thấy những vết thương người quân nhân đã khẩn thiết cầu xin Đức Mẹ, nói với các bà dòng rằng anh ta không còn một chút hy vọng bình phục. Anh gần chết rồi, có thể 1 thoáng nữa là xong. Khi giải phẫu, anh ta bất tỉnh, một bà dòng túc trực ngay bên cạnh giường đợi phó linh hồn cho anh. Sau một lúc bà thấy anh như muốn tìm vật gì, và khi tìm được rồi anh ta mở to mắt đầy hoan hỷ. Ghé xuống thăm dò nguyên cớ niềm vui ấy và nói với anh vài lời êm dịu, bà dòng tấy anh ghì chặt bộ áo Đức Mẹ trên ngực, anh nói: Thưa bà, xin bà ngợi khen Mẹ Thiên Chúa cho tôi với. Đức Mẹ đã nghe lời tôi cầu nguyện mà không bỏ rơi tôi. Rồi bằng những câu gián đoạn, anh kể lại sự sợ hãi phải chết trong tội trọng ngoài mặt trận và lời cầu nguyện anh đọc lại nhiều lần: Lạy Trinh Nữ nhân từ, con đang mắc tội trọng, xin Mẹ đừng để con chết khi con chưa gặp linh mục. Anh tiếp: Thưa bà, bây giờ bà tìm ngay cho tôi một linh mục; tôi chẳng sống mấy tí nữa, mà đã lâu năm rồi tôi không xưng tội. Cha tuyên úy bệnh viện bèn đến giúp, với lòng sốt sắng hăng hái, anh xin Chúa tha thứ, chịu phép xức dầu và của ăn đàng. Lúc bà dòng giúp anh cám ơn Chúa, anh tỏ tâm sự với bà: Từ thuở nhỏ tôi đã sống đời du đãng. . . Sau lần rước lễ bao đồng, không lần nào tôi chịu các Bí tích nào nữa. Nhưng tôi vẫn còn một chút yêu mến Đức Mẹ, vì khi còn thơ ấu, mẹ tôi, một phụ nữ quả cảm người Ái Nhĩ Lan, đã trồng trong lòng tôi mầm sống tình yêu ấy. Khi nhập ngũ vào tiểu đoàn mới thành lập cấp tốc kỳ vừa qua, tôi đã đặt mình dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ, Mẹ đã phù trì che chở tôi. Chịu các phép Bí tích rồi, anh khá hơn được vài giờ nữa, nhưng vì anh lại mệt, chiều ngày thứ hai sau khi đến bệnh viện anh đã từ trần bình an trong Chúa.
Năm 1604 trong một thành hpps miền Flandre có hai sinh viên trẻ tuổi sống một đời đắm chìm trong khoái lạc vật chất và trác táng bê tha, không chút chuyên chăm đèn sách. Một đêm kia, họ hẹn hò nhau trác táng trong một nhà ở xóm bình khang. Một chàng là Richard trở về nhà sớm, còn chàng kia vẫn lưu lại nhà tội lỗi ấy. Richard mệt mã về tới nhà chưa kịp cởi áo đã muốn nằm. Chàng nhớ rằng hôm đó chưa đọc mấy kinh Kính Mừng chàng vốn có thói quen đọc kính Đức Mẹ. Có thế mà chàng cũng coi là khó nhọc lắm, nhưng chàng cố gắng, mặc dầu buồn ngủ như vùi. Đọc mấy câu kinh Kính Mừng một cách khô khan ngủ gà ngủ gật rồi chàng lăn ra ngủ. Vừa chớp mắt, chàng nghe có tiếng gõ cửa rất mạnh rồi đột nhiên chưa kịp mở cửa, chàng đã thấy sừng sững trước mặt mình người bạn tội lỗi, với bộ mặt biến dạng coi rất ghê tởm. Rồi chàng kêu lên: Ai đây? người kia trả lời: Cha mày, không biết tao à? Nhưng sao hình thù mày quái gở thế? Chàng kia rên rẩm đáp: Khốn thân tao, tao dã bị đoán phạt. Richard hỏi lại: Sao thế? Tao vừa ra khỏi căn nhà bẩn thỉu ấy, liền bị quỉ bóp cổ. Xác tao còn nằm ngoài phố, nhưng linh hồn tao dã bị quăng vào hỏa ngục. Còn mày, tao bảo cho mày biết, cùng một số phận cũng đang cho đời mày. Nhưng Đức Mẹ Đồng Trinh đã bảo vệ mày vì mấy kinh Kính Mừng mà mày đọc hàng ngày. Hạnh phúc cho mày nếu mày biết lợi dụng lời Đức Mẹ dùng miệng tao mà bảo mày đây. Nói rõ hắn mở áo ngoài cho Richard xem thấy bên trong ngùn ngụt những lửa và nhung nhúc những rắn rết. Rồi hắn liền biến mấy. Richard vội vã sấp mình xuống đất khóc lóc chan hòa, cảm tạ Đức Mẹ đã làm ơn cho mình. Chàng đang nghĩ ngợi tìm cách cải tạo cuộc đời thì nghe tiếng chuông báo hiệu hát kinh sớm mai trong Tu viện Dòng Thánh Phanxicô. Chàng kêu lên: Thôi đúng rồi, đó là nơi Chúa muốn cho tôi vào đền tội. Lập tức chàng đến tu viện xin vào tu. Biết rõ chàng trắc nết các cha cản trở không nhận chàng. Chàng bèn khó lóc thuật lại câu chuyện mới xảy ra. Hai cha dòng liền ra nơi chàng nói, gặp thấy đúng xác của bạn chàng đã bị chẹn họng và cháy đen như hòn than nằm đó. Các cha nhận chàng vào dòng, chàng chỉ còn biết nghĩ đến đời sống thánh thiện. Sau chàng đi giảng đạo bên Ấn đô, rồi qua Nhật Bản. Ở đây, chàng đã nhận thấy ơn chịu thiêu sinh vì Chúa và kết liễu đời mình bằng phúc tử đạo. Được tôn phong chân phước năm 1867 tức là Chân Phước Richard de Hamme–sur–Hawre. 117. Hấp hối với tràng hạt Một buổi chiều tháng chạp năm 1855, sau một ngày tận tuỵ với công việc, cha Baron, chính xứ Dowai vào phòng đọc kinh nhật tụng. Có người gõ cửa, ngài ra mở cửa. Một nữ sinh chào ngài và xin ngài đến giúp một người đàn bà bệnh kịch liệt ở phố N. sô 28. Vị linh mục tận tâm đó muốn ngưng ngay công việc kinh nguyện để đi ngay với cô bé đến địa chỉ trên. Nhưng cô trình rằng chưa đến nỗi khẩn cấp quá, chỉ xin ngài đừng hoãn đến hôm sau là được. Cha xứ ghi địa chỉ bệnh nhân và bảo cô bé đi về trước báo tin ngài sắp tới. Nguyện xong, cha xứ lên đường, không đếm xỉa gì đến mưa rơi tầm tã và giá lanh buốt nóng. Đi cứu một linh hồn, an ủi một đau khổ, mưa rét có là gì trước một mục đích cao cả như vây? Đến phố nữ sinh ấy dẫn, ngài vào căn nhà số 18, chắc chắn đó là nhà cô ấy đã nói. Nhà này nghèo nàn, không có người giữ cửa. Linh mục vội lên thang, gõ cửa gian phòng đầu tiên ngài gặp. Một người đàn ông ra mở cửa, thấy bộ áo linh mục, ông ta khinh khỉnh nhìn. Cha nhã nhặn hỏi đây có phải là phòng một phụ nữ nghèo lâm trọng bệnh không, ông ta giận dữ, nguyền rủa ba bốn lần để trả lời. Rồi đóng xầm cửa lại trước mặt cha. Nhẫn nại và hiền từ theo thầy mình, linh mục gõ đén cửa thứ 2 cũng chẳng ai đón tiếp ngài niềm nở hơn phòng trước. Trong giới lao động, nhiều người coi linh mục là hạng nếu không đáng ghét, thì cũng đáng ngờ vực. Còn ngài, duy có tình yêu vô tận của Chúa Giêsu mới làm cho ngài khỏi chán nản khi xả thân cứu giúp những người bị bạc đãi và khổ đau như thế. Ngài lên tầng lầu thứ hai, gặp một em bé ở hành lang ngày hỏi thăm: Em nhỏ oi, em có thể chỉ cho tôi căn phòng của một phụ nữ đang ốm nặng trong căn nhà này không, bà G. ấy mà Có, ở đầu hành lang này, có một bà bệnh nặng lắm. Trình cha ba con bảo bà ấy không qua khỏi đêm nay được, nhưng hình như tên bà không phải như cha nói. Tên là gì không hệ mấy.. . em làm ơn dẫn tôi đến cửa phòng bà ấy nhé. Cậu nhỏ dẫn cha xứ tới nơi. Linh mục mở cửa vào. Bên giường người bệnh đang hấp hối, một người đàn ông chồng bà, 50 tuổi, từ lúc ngồi đó, ông đứng lên và hết sức ngạc nhiên khi thấy ngài. Linh mục chào ông nhã nhặn 118. Bà Chằng Trong thời kỳ cách mạng đẫm máu của Pháp, ở đô thị Mirepoix, có một phụ nữ, một thọ vật ngoại lệ, lấy tội ác làm một thú sống. Trò tiêu khiển của con người khốn nạn này, hay đúng hơn, hạnh phúc của nàng là theo những tử tù toà án cách mạng xử từ trại giam đến đoạn đầu đài mà lăng mạ nguyền rủa cho tới khi bước lên máy chém. Nhất là các linh mục thì nàng căm hờn đến cực độ và lăng nhục chửi rủa thậm tệ. Vẻ bình tĩnh nhẫn nhục lại cãng làm cho mụ nổi tam bành hơn nữa. Ngày 8-2-1795 cha Baclot, một linh mục ai cũng biết tiếng là đạo đức thánh thiện, bị điệu đi xử tử với nhiều vị khác để tỏ lòng trung thành với Chúa. Tất nhiên là mụ đàn bà hung bạo đó không vắng mặt khi mà các ngài đi qua. Mụ the thé: - Thử xem ông cụ đạo nào có trả lời tôi không nhé! Rồi xỉa xói, phun bọt miệng, mụ bắt đầu rống lên từng tràng nhục mạ quen thuộc. Lúc đó cha Baclot quay nhìn mụ bằng cái nhìn đầy hiền từ khôn tả, ngài nói: “Thưa bà xin bà cầu nguyện cho tôi với!” - Cái gì! Ai... Tôi? Ông nói tôi cầu nguyện cho ông! - Phải, thưa bà, xin bà đọc cho tôi một kinh Kính Mừng, cầu cho linh hồn tôi sắp ra trrước toà Chúa. Chắc chắn là lúc đó vị linh mục thánh thiện đã cầu nguyện cùng Đức Mẹ cho kẻ ngược đãi ngài. Dầu sao đi nữa cũng không thể diễn tả nổi hiệu quả của mấy lời ấy nơi mụ đàn bà bạc phước đó. Thật là một đòn chùy, một tiếng sét ngang tai. Mụ dừng lại, mặt đỏ bừng rồi tái dần đi, ra truyện còn hỏi xem có hiểu gì không đã. Nhưng vẻ mặt bối rối của mụ tố cáo rằng, hàng nghìn cảm tưởng xô bồ đang náo động nơi mụ, mụ cất lời cao và nói: - Được, theo cha xứ, tôi sẽ đọc kinh Kính Mừng đó. Rồi mụ ngạo nghễ đọc rất lớn tiếng… Nhưng kinh vừa đọc xong, thì mụ cũng bắt đầu nức nở, nghẹn ngào. Mụ cứ tiếp tục đi cho tới chân máy chém, mụ khoanh tay quỳ xuống đó. Khi hành quyết xong, mụ im lặng trở về nhà, vào nhà khóc lóc ròng rã. Mụ chỉ ra khỏi nhà khi phải làm những việc rất cần. Những ngày tiếp sau, khi đội lính nước Pháp cộng hoà khua trống qua cửa nhà mụ, dẫn đầu cho đoàn người sắp rơi đầu dưới lưỡi đao của đao phủ, người ta nghe thấy trong nhà những tiếng khóc xé lòng! Từ đó, mụ Mariane – tên mụ – không nói với ai nữa; ai hỏi mụ chỉ trả lời đủ điều. Không bao giờ mụ dám ngước mắt nhìn lên. Trước kia, mụ rất lắm điều trơ tráo, người vùng đó thấy mụ ngày nay nghiêm nghị thẹn thò, đều tưởng là mụ ra dại và nghĩ rằng bị trời phạt. Tuy nhiên chưa ai dám nói rõ. Thực ra đó chỉ là một phép lạ về sự trở lại. Đúng thế, ai cũng thấy rằng khi việc phượng tự được tái lập, người ta được tự do theo đạo, thì Mariane tỏ ra hết sức cố gắng lấy gương sáng nết na, rộng tay và làm những việc đền tội để sửa lại gương xấu đã làm trước. Hằng năm, mụ đi hành hương viếng đền thờ Notre Dame des Ermites. Mụ đi bộ, hành khất dọc đường, mặc dù tuổi đã cao và gia tài mụ có đủ để hành trình đầy đủ thuận lợi. Thiếu thời, mụ làm gương xấu cho dân cư Mirepois bao nhiêu, thì lúc chết, mụ tỏ ra những tâm tình thống hối tươi đẹp, để gương mẫu cho con cháu họ hàng của mụ bấy nhiêu. 119. 16 Năm Trụy Lạc Maria quê nước Ai cập từ 12 tuổi đã trốn biệt gia đình sang sống bê tha hoang đàng ở đô thị Alexandria. Mọi người trong thành đều ghê tởm nếp sống trác táng của nàng. Sau 16 năm trụy lạc, nàng lên đường bắt đầu cuộc giang hồ trên khắp các lục địa: đến Giêrusalem vào dịp lễ Thánh Giá. Giáo hữu khắp nơi tề tịu mừng lễ rất đông. Bị tính tò mò xúi giục hơn là do lòng sùng mộ khuyến khích, nàng nảy ra ý tưởng vào xem nhà thờ. Nhưng vừa bước vào tới bậc cửa, nàng cảm thấy một sức mạnh vô hình đẩy nàng ra. Nàng cố thử một lần nữa, thì lại bị đẩy ra một lần nữa. Lần thứ ba, thứ tư đều vô hiệu, nàng bèn lui vào một xó ngoài tiền đình. Ở đó, nàng được Chúa soi sáng cho hiểu mình không xứng đáng bước vào đền thánh vì quá nhiều tội lỗi. Ngước mắt lên, nàng nhìn thấy một bức ảnh vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh. Nàng sấp mình chứa chan hai hàng lệ khẩn cầu: - Ôi, Mẹ Thiên Chúa, xin thương con với, con đầy tội lỗi khốn nạn. Con biết rồi, tội con làm con bất xứng, chỉ có Mẹ là đoái nhìn con thôi. Mà Mẹ là nơi trú ẩn của tội nhân mà: vì tình yêu Chúa Giêsu Con Mẹ, xin Mẹ giúp mở cửa nhà thờ cho con với. Con muốn cải tạo đời sống và đi đền tội ở bất cứ nơi nào Mẹ muốn. Lúc đó, hình như Đức mẹ trả lời, nàng nghe có tiếng thì thầm: - Được con ạ! Con đã chạy lại với Mẹ và muốn trở về, thì đó cửa thánh đường đã mở, con vào đi. Nàng vào nhà thờ Thánh Giá, khóc lóc nghẹn ngào. Rồi trở lại bức ảnh nàng kêu xin: - Lạy Nữ Vương, con sẵn sàng vâng lời Mẹ, Mẹ muốn con đi đền tội ở đâu, xin tỏ cho con biết. - Con hãy sang bên kia sông Giorđanô, sẽ thấy nơi an nghỉ. Nàng xưng tội rước lễ rồi qua sông Giorđanô. Đó là một khu rừng rậm, nàng hiểu đây là nơi đền tội. Trong khoảng 17 năm trời, ma quỉ không bỏ một mánh khoé nào mà không tấn công để xô nàng ngã lại. Lúc đó nàng đã làm gì để đối phó? Chỉ có một việc là cậy trông ở Mẹ Maria. Mẹ cũng ban cho nàng được sức mạnh kháng cự với mưu mô của chúng quỉ một cách thắng lợi suốt 17 năm ròng; hoả ngục phải rút lui. Thời gian qua, tuổi nàng đã 77, sau một đời sống khắc khổ, thầm lặng trong rừng, Chúa cho linh mục Jozimô tìm thấy nàng vào một ngày im vắng. Tường thuật đời mình cho linh mục rồi nàng xin ngài sang năm lại tới đem Thánh Thể cho nàng. Linh mục đã làm theo ý nàng. Nàng lại xin ngài trở lại một lần nữa. Năm sau, linh mục Jozimô trở lại, nhưng lần này gặp thấy nàng đã từ trần. Quanh xác sáng tươi chói lọi, một luồng hào quang rực rỡ. Gần trên đầu, ngài đọc thấy những hàng chữ viết trên cát như sau: Xin chôn xác con khốn nạn ở đây và cầu nguyện cho nó. Nhờ một con sư tử bới huyệt, linh mục Jozimô an táng nàng ở đó. Rồi trở về tu viện, ngài thuật lại những việc lạ lùng Tình Thương Chúa đã làm cho thiếu phụ thống hối ấy qua lời cầu bầu thế lực của Đức Trinh Nữ Maria. |
« | » |